Hoa lan Đai Châu - Ngọc Điểm suốt từ Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Borneo và Nam Dương. Tại Việt Nam cây lan Rhynchostylis gigantea mọc từ Bắc chí Nam. Nhiều năm trước đây, tại Biên hòa, Xuân Lộc cây Ngọc điểm vốn là loài hoa quen thuộc đối với dân bản xứ.
ĐÔI NÉT -------------------------------------------------------------
Ngọc điểm đai châu có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea |
Sài Gòn vào những năm 75 mỗi dịp xuân về, khách du xuân ai nấy đều thấy mùi hoa Ngọc điểm ngan ngát hương trầm, hương quế từ khúc vườn hoa Tao đàn qua đường Duy Tân, công viên Gia long tới đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Thảo Cầm Viên. Ngày nay cuộc sống hiện đại, phát triển, thành phố tập nập, nhà cao tầng mọc san sát, những nhành lan quý ngày nào đã biến mất dần, người ta may mắn lắm mới thấy một cây trên ngọn cây sao, cây dầu cao tít lấp ló cạnh những ngôi nhà cao tầng sừng sững. Rồi nhu cầu chơi lan phát triển, cây Ngọc điểm nhởn nhơ trong rừng sâu đã bị người ta săn lùng khắp nơi, hoặc nhập cảng từ những nước láng giềng cho nên bây giờ chỗ nào cũng có, như một vườn lan ở Bình Dương bạt ngàn tới hàng trăm cây đủ hình đủ vẻ.
Ngọc điểm đai châu có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea, cái tên đai châu để chỉ chuỗi hạt châu, hay cái đai gắn châu trên mình quan lại ngày xưa, mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân. Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3-4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.
Theo Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa. Ngoài ra cây lan ra hoa có nhiều mầu đỏ đã lai giống với một cây mầu đỏ khác đã tạo ra một giống đỏ tuyền. Những cây lan hoa mầu đỏ này, nếu mùa thu quá nóng, sẽ thành trở thành sắc đỏ có pha lẫn trắng.
CÁCH TRỒNG -----------------------------------------------------
Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm cho phong lan Đai Châu |
• Ánh sáng từ 3000-4000 ánh nến, hay ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị cháy lá.
• Cây cần phải để ở chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.
• Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85-90°F hay 29-32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.
• Độ ẩm cần thiết từ 70-80%
• Mùa hè tưới nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu.
• Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có mầu xanh. Bón hàng tuần với ½ hay ¼ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè, đổi sang 10-20-30 vào cuối hè và thu, hoặc có thể dùng 20-20-20 quanh năm.
Hình ảnh giò Đai Châu - Ngọc Điểm ấn tượng |
• Thời kỳ nghỉ ngơi thường vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.
• Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68-73°F hay 20-23°C
• Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hay 16°C
• Ẩm độ từ 50-60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng.
• Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít suốt mùa đông và cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.
• Ngưng bón phân vào thời gian này.
Ngoài ra: Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
Ngoài ra: Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20.20.20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6.30.30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.
Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.
Chú ý: Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.
LƯU Ý ---------------------------------------------------------------
Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. |
Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu (disturb) hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong rỏ (basket) để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo. Nếu trồng trong rỏ có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ 4-5 cm trở lên. Một cách trồng khác là trồng trong chậu đất có nhiều lỗ. Muốn trồng cách này, hãy ngâm cây vào trong nước chừng 1 giờ, khi rễ đã mềm, bỏ vào trong chậu và xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược trở lại, rể sẽ bám vào chung quanh chậu.
Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.
Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.
(hoalancaycanh.com)
0 comments :
Post a Comment